Công thức tính chu vi hình tam giác vuông, cân, đều, vuông cân
Thứ Năm,
30/03/2023
10 phút đọc
Nội dung bài viết
Bên cạnh hình vuông, hình chữ nhật thì công thức tính chu vi hình tam giác cũng là một trong những kiến thức toán học quan trọng. Và nếu như bạn đọc đang muốn củng cố lại kiến thức này của bản thân thì hãy tham khảo bài viết sau của chúng tôi nhé!
Hình tam giác là gì?
Trong toán học, hình tam giác được định nghĩa là một hình phẳng 2 chiều có 3 điểm, 3 đỉnh không thẳng hàng và 3 đoạn thẳng nối 3 đỉnh với nhau chính là 3 cạnh. Trong tất cả các loại hình học, tam giác chính là đa giác sở hữu số cạnh ít nhất. Không chỉ là một đa giác lồi, tam giác cũng chính là một đa giác đơn.
Tùy thuộc vào tính chất của góc và cạnh thì tam giác được chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể như sau:
Dựa vào độ dài các cạnh
Dựa vào độ dài các cạnh, tam giác được chia thành 3 loại chính là:
Tam giác thường: Đây là đa giác sở hữu 3 cạnh với độ dài và số đo của các góc khác nhau. Loại tam giác cơ bản này cũng có thể bao gồm một số tam giác đặc biệt.
Tam giác đều: Tam giác đều chính là một hình tam giác cân ở dạng đặc biệt do sở hữu 3 cạnh có số đo bằng nhau. Hình tam giác đều có tính chất nổi bật là số đo của ba góc bằng nhau và đều bằng 60o.
Tam giác cân: Đa giác này sở hữu hai cạnh bên có số đo bằng nhau. Đồng thời, giao điểm của hai cạnh bên cũng chính là đỉnh của tam giác cân. Góc được hình thành bởi đỉnh của tam giác sẽ được gọi là góc ở đỉnh và góc ở đáy chính là hai góc còn lại của tam giác. Tam giác cân có tính chất nổi bật là số đo của hai góc đáy bằng nhau.
>>> Xem thêm bài viết: Công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật chuẩn SGK
Phân loại tam giác theo số đo các góc trong
Dựa vào số đo các góc trong, tam giác cũng được chia thành một số loại là:
- Tam giác vuông: Tam giác sở hữu một góc được tạo nên từ hai cạnh có số đo góc bằng 90o.
- Tam giác tù: Đây chính là tam giác sở hữu một góc ngoài có số đo nhỏ hơn 90o hoặc một góc trong có số đo góc lớn hơn 90o.
- Tam giác nhọn: Đây chính là tam giác sở hữu các góc ngoài có số đo lớn hơn 90o hoặc các góc trong có số đo góc nhỏ hơn 90o.
- Tam giác vuông cân: Loại hình học này vừa là tam giác cân lại vừa là tam giác vuông. Hai cạnh góc vuông trong tam giác vuông cân sẽ bằng nhau và góc nhọn sẽ có số đo bằng 45o.
Tính chất của hình tam giác
Sau đây là một số những tính chất nổi bật của hình tam giác mà bạn có thể tham khảo:
- Trong một hình tam giác, các góc trong sẽ có tổng số đo bằng 180o.
- Hiệu độ dài của hai cạnh tam giác sẽ nhỏ hơn độ dài mỗi cạnh và nhỏ hơn tổng độ dài hai cạnh.
- Cạnh lớn hơn trong một tam giác sẽ là cạnh đối diện với góc lớn nhất.
- Trực tâm của tam giác chính là điểm giao nhau của 3 đường cao trong tam giác.
- Trọng tâm của tam giác chính là điểm giao nhau của 3 đường trung tuyến.
- Đường trung tuyến chính là đường thẳng phân chia tam giác thành 2 phần bằng nhau về diện tích.
- Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác chính là điểm giao nhau của 3 đường trung trực tam giác.
- Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác chính là điểm giao nhau của 3 đường phân giác trong tam giác.
>>> Tham khảo: Công thức tính diện tích hình thang kèm 5 ví dụ cực hay
Công thức tính chu vi hình tam giác vuông, cân, đều, vuông cân
Sau đây là tổng hợp những công thức tính chu vi hình tam giác vuông, cân, đều, vuông cân mà bạn nên tham khảo:
Công thức tính chu vi hình tam giác thường
là đa giác sở hữu 3 cạnh với độ dài và số đo của các góc khác nhau. Loại tam giác cơ bản này cũng có thể bao gồm một số tam giác đặc biệt. Trong toán học, công thức tính chu vi hình tam giác thường được quy định như sau:
P = a + b + c
Dựa vào công thức trên, ta có thể suy rộng ra công thức tính nửa chu vi hình tam giác như sau:
½ P = (a+b+c) : 2
Trong đó:
- P: Ký hiệu chu vi hình tam giác.
- a, b, c: Độ dài 3 cạnh của hình tam giác.
Ví dụ: Cho tam giác với độ dài các cạnh lần lượt là 3cm , 4 cm và 5 cm. Yêu cầu tính chu vi của tam giác đó.
Lời giải:
- Áp dụng công thức tính chu vi hình tam giác, ta có: P = a + b+ c.
- Theo dữ liệu bài ra thì: a = 3 cm, b = 4 cm, c = 5cm
- Chu vi của tam giác đã cho là: P = 3 + 4 + 5 = 12 cm
Công thức tính chu vi hình tam giác cân
Tam giác cân là loại hình tam giác sở hữu hai cạnh bên có số đo bằng nhau. Đồng thời, giao điểm của hai cạnh bên cũng chính là đỉnh của tam giác cân. Thế nên, để xác định được chu vi của hình tam giác cân, bạn chỉ cần biết số đo 2 cạnh và biết đỉnh của tam giác.
Công thức tính chu vi hình tam giác cân trong toán học được quy định như sau:
P = 2a + c
Trong đó:
- P: Ký hiệu chu vi hình tam giác.
- a: Độ dài 2 cạnh bên của hình tam giác.
- c: Độ dài cạnh đáy của hình tam giác.
Ví dụ: Hình tam giác ABC, cân tại A với chiều dài cạnh AB = 7cm, BC = 5cm. Tính chu vi hình tam giác cân.
Bài giải: Dựa vào công thức tính chu vi hình tam giác cân, ta có cách tính P = 7 + 7 + 5 = 19cm.
Tam giác cân là loại hình tam giác sở hữu hai cạnh bên có số đo bằng nhau
Công thức tính chu vi hình tam giác đều
Tam giác đều chính là một hình tam giác cân ở dạng đặc biệt do sở hữu 3 cạnh có số đo bằng nhau. Hình tam giác đều có tính chất nổi bật là số đo của ba góc bằng nhau và đều bằng 60o.
Công thức tính chu vi hình tam giác đều là: P = 3 x a
Trong đó
- P: Ký hiệu chu vi hình tam giác.
- a: Độ dài 3 cạnh của hình tam giác.
Ví dụ: Hình tam giác đều ABC, có chiều dài cạnh AB = 5cm. Tính chu vi tam giác đều đó.
Giải: Dựa theo công thức chúng ta có cách tính P = 5 x 3 = 15cm.
Công thức tính chu vi hình tam giác vuông
Tam giác vuông sở hữu một góc được tạo nên từ hai cạnh có số đo góc bằng 90o. Trong toán học, công thức tính chu vi hình tam giác vuông là:
P = a + b + c
Trong đó
- P: Ký hiệu chu vi hình tam giác.
- a, b: Độ dài 2 cạnh của hình tam giác.
- c: Độ dài cạnh huyền của hình tam giác.
Ví dụ: Cho hình tam giác vuông ABC có độ dài cạnh CA = 6cm, cạnh CB = 7cm và cạnh AB = 10cm. Tính chu vi tam giác vuông.
Giải: Dựa vào công thức tính chúng ta có cách tính P = 6 + 7 + 10 = 23cm.
Tam giác vuông sở hữu một góc được tạo nên từ hai cạnh có số đo góc bằng 90o
Công thức tính chu vi hình tam giác vuông cân
Loại hình học này vừa là tam giác cân lại vừa là tam giác vuông. Hai cạnh góc vuông trong tam giác vuông cân sẽ bằng nhau và góc nhọn sẽ có số đo bằng 45o. Để tính chu vi hình tam giác vuông cân thì chúng ta cũng áp dụng công thức tính chu vi hình tam giác cân. Cụ thể, tính như sau:
P = 2a + c
Trong đó:
- P: Ký hiệu chu vi hình tam giác.
- a: Độ dài 2 cạnh bên của hình tam giác.
- c: Độ dài cạnh đáy của hình tam giác.
Ví dụ: Cho tam giác vuông cân ABC với độ dài 2 cạnh bên lần lượt là 3, 4 cm. Biết cạnh còn lại của tam giác có độ dài gấp 2 lần tổng tam giác còn lại. Hãy tính chu vi tam giác đó.
Bài giải:
- Gọi tam giác cần tính chu vi là ABC
- Theo bài ra ta có: AB = 3cm, AC = 4cm và BC = 2 (AB + AC)
- Như vậy, chiều dài cạnh còn lại của tam giác là: BC = 2 (AB + AC) = 14 cm
- Chu vi tam giác ABC lúc này sẽ bằng: P(ABC) = AB + AC + BC = 3 + 4 + 14 = 19cm
Hy vọng với những chia sẻ trên của gence.vn về công thức tính chu vi hình tam giác, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho bản thân. Từ đó, áp dụng một cách hiệu quả nhất để giải các bài toán trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập.
Có bình luận trên bài viết “Công thức tính chu vi hình tam giác vuông, cân, đều, vuông cân”