Khám phá quy trình thuộc da và các bước tạo ra da thuộc
Thứ Ba,
21/05/2024
7 phút đọc
Nội dung bài viết
Bạn có thắc mắc những sản phẩm da thật được tạo ra như thế nào từ những miếng da động vật? Đó là cả một quá trình phức tạp được thực hiện bởi những người thợ nhiều kinh nghiệm. Vậy quy trình thuộc da diễn ra như thế nào? Kỹ thuật thuộc da nào được áp dụng hiện nay? Đồ Da Gence sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản nhất để bạn hiểu về thuộc da nhé.
Lịch sử khởi nguồn ngành công nghệ thuộc da
Thuộc da là quá trình con người xử lý da động vật giúp tăng độ bền và khó phân hủy hơn. Quá trình thuộc da xuất hiện từ thời con người hoạt động săn bắt, hái lượm là chính. Con người tận dụng da thú khi săn bắt động vật được để làm áo khoác, tấm che lều, các vật dụng khác,...
Ngày nay, công nghệ thuộc da đã phát triển vượt bậc với quy trình xử lý da ngày càng hoàn thiện. Các sản phẩm da không chỉ đáp ứng yêu cầu về độ bền mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ. Da được ứng dụng trong sản xuất ở nhiều ngành nghề như: nội thất, thời trang,...
Quy trình thuộc da
Quy trình thuộc da gồm ba giai đoạn chính: chuẩn bị, thuộc da, hoàn thiện. Mỗi giai đoạn đều có vai trò nhất định trong việc góp phần tạo nên sự bền đẹp của sản phẩm da thuộc như túi da thật, ví nam da bò,....
Khâu chuẩn bị cho quá trình thuộc da
Ở giai đoạn chuẩn bị thuộc da cần tiến hành phân loại theo kích thước, khối lượng,...Trải qua quá trình tạo ẩm, tẩy lông, xé mỏng và làm mềm, da đã đạt tiêu chuẩn cơ bản để thuộc da.
Tạo ẩm
Mục đích chính của việc tạo ẩm là khôi phục lại lượng nước tự nhiên ban đầu có trong da. Bởi lượng nước trong da bị hao hụt trong quá trình vận chuyển và bảo quản không đúng cách.
Tạo ẩm giúp sợi da mềm mại và dễ dàng xử lý ở các công đoạn tiếp theo. Thời gian tạo ẩm không chiếm quá nhiều thời gian trong khâu chuẩn bị. Quá trình diễn ra nhanh chóng với da động vật mới được xử lý vì cấu trúc da chưa bị ảnh hưởng. Với da đã được bảo quản để vận chuyển đường dài bằng cách phơi khô, tái tạo độ ẩm cho da sẽ mất nhiều thời gian hơn vì cấu trúc da thay đổi.
Da được ngâm trong nước từ 6 giờ đến 2 ngày tùy vào loại da và mức độ khô. Nhiệt độ nước thích hợp để tạo ẩm cho da là từ 26 đến 27 độ C. Nhiệt độ này giúp quá trình ngâm diễn ra hiệu quả và không làm tổn thương cấu trúc sợi da.
Tẩy lông ngâm vôi
Việc tẩy lông làm cho lớp da trở nên sạch sẽ, loại bỏ tạp chất, bụi bẩn,... Nó cũng giúp da thuộc thành phẩm bền và có thẩm mỹ hơn. Ngâm vôi được thực hiện sau khi đã thực hiện tẩy lông bề mặt xong. Quá trình này làm cho da nở ra, giúp các dung dịch xử lý thấm đều và sâu bên trong.
Thời gian thực hiện từ 12 đến 18 tiếng. Da được đảo liên tục trong suốt quá trình để đảm bảo dung dịch vôi thẩm thấu vào bên trong. Rửa sạch da bằng nước cứng để loại bỏ dung dịch vôi còn sót lại.
Xẻ mỏng
Tấm da tự nhiên có độ dày không đồng đều, phụ thuộc vào loại động vật và vị trí trên cơ thể. Xẻ mỏng da giúp đạt được độ dày đáp ứng mục đích sử dụng khác nhau. Xẻ mỏng da cũng đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ của từng sản phẩm. Máy xẻ chuyên dụng đảm bảo xẻ các tấm da có độ dày đồng đều.
Tẩy vôi, làm mềm
Sau khi xẻ mỏng, da cần được tẩy vôi để loại bỏ các hóa chất kiềm. Bởi các chất sử dụng trong quá trình ngâm vôi nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng da thuộc.
Làm mềm được thực hiện ngay sau khi tẩy vôi, giúp cải thiện chất lượng và tính thẩm mỹ của da. Nhiệt độ làm mềm da phù hợp là 37 độ C với độ pH là 8,3. Không nên làm mềm lâu bởi nó sẽ làm giảm độ bền của da.
Các kỹ thuật thuộc da
Sau khi đã xử lý da thô sẽ có thành phẩm đưa vào quá trình thuộc da. Công nghệ thuộc da hiện đại sẽ chuyển hóa da trần thành da thuộc với đặc tính tối ưu như: không thối rữa, có độ thoát khí cao,... Hai phương pháp thuộc da được sử dụng là thuộc da bằng thực vật và thuộc da bằng khoáng chất.
Thuộc da bằng thực vật
Phương pháp thuộc da thực vật sử dụng tatin thảo mộc - chất được chiết xuất từ các loại thực vật như cây sồi, cây keo, cây dẻ,... Tanin có khả năng liên kết mạnh mẽ với các phân tử protein trong da. Vì thế, da thuộc ít thấm nước và khó bị nấm mốc hơn da thô. Thuộc da bằng thực vật cũng làm da trở nên mềm hơn.
Da được căng đều, phẳng trên khung và ngâm vài tuần trong bể chứa lớn với nồng độ tanin tăng. Da thuộc bằng phương pháp này được sử dụng phổ biến trong sản xuất đồ da dụng, vali,... Các sản phẩm làm từ da thuộc thực vật được ưa chuộng bởi nó rất an toàn cho sức khỏe.
Thuộc da bằng khoáng chất
Khi thuộc da bằng khoáng chất, crom là hóa chất phổ biến được sử dụng. Crom được thợ cho vào bể và ngâm trong thời gian đủ để hóa chất ngấm vào da. Quá trình thuộc bằng crom chỉ cần 1 ngày để hoàn thành, ít hơn thuộc bằng thực vật. Để quá trình sản xuất tối ưu nhất, phương pháp thuộc da bằng crom được sử dụng nhiều hơn. Thành phẩm da thuộc crom được gọi là da xanh ẩm. Nhiệt độ co rút khoảng 95 - 100 độ C.
Một số khoáng chất khác như phèn, titan, sắt,... cũng được sử dụng nhưng không phổ biến. Quá trình này cho ra thành phẩm da trắng ẩm với nhiệt độ co rút 70 - 85 độ C.
Chỉnh sửa và hoàn thiện
Sau quá trình thuộc, da vẫn còn độ ẩm khoảng 60 - 65% và chưa có độ mềm dẻo. Bề mặt da thô và dễ ngấm nước nên cần được xử lý thêm. Đây là bước da thành phẩm được hoàn thiện đáp ứng mục đích sử dụng. Sau đó, da được đưa đến xưởng gia công để tạo tấm da chất lượng đưa vào sản xuất những sản phẩm như túi da nữ, túi đeo chéo da nam,....
Nhờ sự kết hợp giữa các kỹ thuật thuộc da truyền thống và hiện đại, quy trình thuộc da ngày càng tối ưu. Các sản phẩm da chất lượng cao được sản xuất phục vụ cho nhiều lĩnh vực như thời trang, nội thất, công nghiệp,... Hy vọng những thông tin mà Gence mang lại sẽ giúp bạn trở thành tín đồ yêu da thông thái, sử dụng các sản phẩm đồ da phù hợp phong cách cá nhân.
>>> Xem thêm: Khám phá những điều bạn chưa biết về các loại da thuộc cùng Gence
Có bình luận trên bài viết “Khám phá quy trình thuộc da và các bước tạo ra da thuộc”
Viết bình luận